Dạy người bán hàng biết thực phẩm bẩn "giết Thượng đế"

author 10:47 01/10/2013

Hà Nội sẽ dạy cho những người bán hàng ở chợ biết về nguy cơ thực phẩm bẩn ảnh hưởng đến sức khỏe khách hàng thế nào.

Sự kiện: Thực phẩm bẩn kinh hoàng

Lần đầu tiên một khóa đào tạo đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm tại các chợ được tổ chức cho các chuyên gia y tế công cộng và thú y Việt Nam.

Thực phẩm bẩn

Thịt nhiễm vi khuẩn

Khóa học diễn ra từ 28/6 đến 7/9 do Trung tâm Nghiên cứu Y tế Công cộng và hệ sinh thái (Trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội) phối hợp với Viện Chăn nuôi Quốc tế và Đại học Rakono Gakuen (Nhật Bản) tổ chức tại Hà Nội.

Các học viên tham gia khóa học này được giới thiệu tổng quan về các bệnh liên quan đến thực phẩm; sự hữu ích của phương pháp phân tích nguy cơ; đặc biệt trong phần đánh giá nguy cơ, các học viên được học về xác suất thống kê, cách xây dựng và chạy mô hình nguy cơ bằng phần mềm phân tích số liệu. Trong phần thực hành, các học viên được hướng dẫn đánh giá nguy cơ 4 chuỗi thực phẩm: gồm thịt lợn, sữa, rau sống và cá.

Đánh giá nguy cơ là một công cụ tối ưu để hiểu những nguy cơ từ nguồn thực phẩm ở các chợ và để lập kế hoạch chiến lược can thiệp có hiệu quả; đồng thời là hỗ trợ quản lý các vấn đề về an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, hiện nay phương pháp đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm chưa được áp dụng nhiều tại các nước đang phát triển. Việc giới thiệu phương pháp này ở Việt Nam là rất quan trọng nhằm cải thiện việc quản lý an toàn thực phẩm, nhất là tại các chợ, nơi mà phần lớn các sản phẩm nội địa được mua bán nhưng chưa được phân tích nguy cơ

Tiến sỹ Nguyễn Việt Hùng, phụ trách Trung tâm Nghiên cứu Y tế Công cộng và hệ sinh thái (Trường Đại học Y tế Công cộng) cho biết, việc tổ chức khóa đào tạo và thành lập nhóm hành động đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm tác các chợ nằm trong khuôn khổ dự án của Trung tâm nhằm hỗ trợ Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường quản lý an toàn thực phẩm ở các chợ, nơi được xem là khó kiểm soát an toàn thực phẩm.

Việc làm này cũng góp phần thực hiện Luật An toàn thực phẩm và Đề án xây dựng hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ về an toàn thực phẩm giai đoạn 2013-2016, Chính phủ đã phê duyệt. Mục tiêu của Đề án là xây dựng hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ về an toàn thực phẩm đủ năng lực trên toàn quốc, gồm cấp quốc gia; cấp bộ, ngành; tỉnh, thành phố và cấp cơ sở nhằm đáp ứng việc xử lý nhanh các thông tin về an toàn thực phẩm.

Bên cạnh việc ban hành các quy định về nhiệm vụ tổ chức của các Điểm cảnh báo các cấp, Đề án cũng đề cập việc xây dựng, vận hành phần mềm tiếp nhận - xử lý - truy xuất - lưu trữ thông tin cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm, các sự cố an toàn thực phẩm ở 3 cấp; phấn đấu trên 70% thông tin cảnh báo về an toàn thực phẩm được xử lý nhanh chóng; tất cả các sự cố khẩn cấp về an toàn thực phẩm được quản lý kịp thời có hiệu quả.

Hiện nay, tại hầu hết các quốc gia đang phát triển, đa số thực phẩm được bán tại các thị trường không hợp quy (ví dụ như chợ truyền thống hoặc các địa điểm không có sự kiểm soát của các cơ quan quản lý).

Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mỗi năm, có tới 2 tỷ người trên thế giới mắc bệnh tiêu chảy (xảy ra ở tất cả các nhóm tuổi); trong đó 1,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi đã tử vong do bệnh này, trong đó nguyên nhân chủ yếu là nguồn tác nhân liên quan đến động vật.

Bệnh liên quan đến thực phẩm bao gồm tất cả những nguồn tác nhân liên quan đến động vật như bệnh do vi khuẩn Brucella, bệnh lao bò, tổng gánh nặng bệnh tật các bệnh kể trên gấp rất nhiều lần so với những con số mắc và tử vong của bệnh tiêu chảy…

Những người sản xuất kinh doanh tại các chợ thường là các hộ gia đình kinh doanh với quy mô nhỏ. Do đó, nâng cao an toàn thực phẩm dọc theo chuỗi giá trị không chính thức sẽ có tác động tích cực đáng kể cho Y tế công cộng. Đặc biệt, việc đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm còn góp phần xóa đói giảm nghèo vì qua đây sự tiếp cận thị thường của nông dân và thương nhân sẽ được đẩy mạnh.

Theo VOV

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang